Xu thế mới vận chuyển hàng hóa 2022

Xu thế nào trong vận chuyển hàng hóa hiện nay đang liên tục lên ngôi trong bối cảnh hội nhập thế giới và thúc triển kinh tế. Đây là một trong những ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trong thời đại công cuộc hóa, hiện đại hóa đất nước. Vậy xu thế nào trong vận chuyển hàng hóa hiện nay đang lên ngôi?

Xu thế mới trong vận chuyển hàng hóa hiện nay

Vận chuyển hàng hóa là một trong những khâu quan trọng của việc đưa doanh nghiệp ra thị trường. Vận chuyển hàng hóa có nhiều phương thức phổ biến như vận chuyển đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không. Mỗi loại hình vận chuyển có một xu thế mới, khác nhau nhằm thúc đẩy dịch vụ và phục vụ khách hàng tốt nhất.

Vận chuyển hàng không

Vận chuyển hàng không đã quá quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên hình thức này có chi phí cao khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn, e ngại. Vận chuyển hàng không không ngừng đổi mới, có những đánh dấu quan trọng trong xu hướng hàng hóa.

Xu hướng hội nhập theo chiều dọc của các hãng hàng không được thực hiện trong thập kỷ vừa qua, dự đoán sẽ tiếp tục thực hiện trong tương lai. Các hãng hàng không sáp nhập lại, áp dụng công nghệ cao để quản lý đội bay quy mô lớn hơn với ít người hơn. Các điểm hạ cánh tại sân bay đóng vai trò quan trọng trong dịch vụ gom hàng và tối ưu hóa diện tích, hạn chế tối đa các bên tham gia nhằm gia tăng về giá cả. Tiếp đó, nhiều hãng hàng không hội nhập theo chiều dọc hướng tới việc gia tăng kiểm soát hàng hóa từ các sân bay, cho phép các nhà chuyên chở tối ưu tuyến đường vận chuyển và điều chỉnh lịch trình nhằm tận dụng hiệu quả máy bay chuyên chở.

Công nghệ AI là một xu hướng mới không thể thiếu trong vận chuyển hàng không. Công nghệ này được áp dụng phục vụ việc nghiên cứu, đầu tư các thiết bị bay không người lái, điều khiển từ xa và láo tự động.

Vận chuyển hàng không trong xu thế mới

Vận chuyển đường biển

Những năm gần đây, vận chuyển đường biển lên ngôi. Điểm mạnh của loại hình này là chi phí rẻ, vận chuyển được nhiều hàng hóa trọng lượng lớn. Theo thống kê, vận chuyển đường biển sở hữu 80% tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu. Năm 2021, khối lượng vận tải hàng hóa bằng đường biển đã tăng trở lại 3,4%, với tổng khối lượng đạt 12 tỷ tấn. Trong năm 2022, nhiều nhà nghiên cứu dự báo, khối lượng vận tải biển sẽ tăng thêm 3,4% mặc dù xu hướng giữa các mặt hàng là khác nhau.  Điều này chứng tỏ, vận chuyển đường biển đang trên đà phát triển mạnh mẽ, hứa hẹn dẫn đầu xu hướng trong thời đại mới.

Vận chuyển đường biển

Vận chuyển đường bộ

Theo báo cáo của Diễn đàn Vận tải quốc tế, vận tải hàng hóa chiếm 7% tổng lượng khí thải CO2 toàn cầu, trong đó vận tải đường bộ xả thải nhiều nhất. Nhiều doanh nghiệp hướng đến xu hướng vận tải bền vững như sử dụng nhiên liệu tái tạo hay tăng cường tự động hóa. Một trong những xu hướng mới của vận chuyển đường bộ là xe chạy bằng nhiên liệu thay thế (AFV). AFV là phương pháp sử dụng điện, hydro-điện và khí tự nhiên tái tạo. Bên cạnh đó, tự động hóa và tự hành cũng là phương pháp được cho rằng hứa hẹn tạo ra xu hướng mới của vận chuyển đường bộ. Công nghệ tự động được áp dụng vào thị trường vận chuyển hàng hóa thương mại.

Thị trường này tạo ra tiềm năng to lớn để cải thiện độ an toàn, giảm chi phí, giảm lượng khí thải CO2 và hiệu quả kinh tế tổng thế. Việc áp dụng công nghệ, tăng cường sử dụng tự động hóa giúp người lái xe và các nhà sản xuất tìm ra tốc độ, tỷ lệ tăng tốc, v.v. hiệu quả hơn bằng cách sử dụng cảm biến IoT.

Vận chuyển đường bộ thích hợp với hàng hóa có lưu lượng nhỏ, cự li vận chuyển ngắn và tủng bình, hàng hóa mau hỏng và háng hóa có nhu cầu tốc độ đưa hàng nhanh. Tuy nhiên, vận tải đường bộ bị hạn chế rất nhiều trong vận chuyển hàng hóa quốc tế.

Vận chuyển đường bộ
Vận chuyển đường bộ

Vận chuyển hàng hóa quốc tế đang được nhiều doanh nghiệp ưu tiên, tối đa hóa chi phí, thời gian cho khách hàng nhằm mang đến dịch vụ tốt nhất. Trong tương lai không xa, công nghệ 5.0 được áp dụng phổ rộng giúp vận chuyển hàng hóa dễ dàng, thuận tiện, tối ưu.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.