VẬN TẢI BIỂN VÀ CẢNG BIỂN NĂM 2023

Vận tải biển và cảng biển vẫn giữ vai trò then chốt, chủ lực, được xác định là 2 mũi nhọn chủ lực trong thời gian tới. 

Vận tải biển và cảng biển năm 2023
Vận tải biển và cảng biển năm 2023

Vận tải biển năm 2022

Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ 2023, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) vào chiều ngày 6/1, Tổng Giám đốc VIMC, ông Nguyễn Cảnh Tĩnh cho biết trong bối cảnh ngành hàng hải gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng chiến tranh Nga – Ukraine kéo dài, chính sách Zero COVID của Trung Quốc. Thêm vào đó, lạm phát tăng cao. Tuy nhiên, doanh nghiệp đã đạt lợi nhuận vượt kế hoạch đề ra nhờ sự đóng góp của vận tải biển và cảng biển.

Cụ thể, trong năm 2022, sản lượng hàng thông qua cảng biển của VIMC ước đạt 124 triệu tấn (đạt 93% so với kế hoạch), doanh thu hợp nhất ước đạt 15.041 tỷ đồng, lợi nhuận đạt hơn 3.129 tỷ đồng (vượt 124% so với kế hoạch)

Vận tải biển năm 2023 với những dự báo mới

Hãng tư vấn hàng hải Drewry (Anh) cho biết trong ba tuyến dịch vụ vận tải container đường biển chính là tuyến châu Á – bờ Tây Bắc Mỹ, tuyến châu Á – châu Âu và tuyến xuyên Đại Tây Dương (châu Âu – Bắc Mỹ) thì hai tuyến đầu tiên, thực trạng mức cước vận chuyển giảm rất nhanh trong những tháng vauwf qua đã khiến cho lợi nhuận mà các hãng tàu thu được trên mỗi TEU vận chuyển về gần bằng mức chi phó mà các hãng phải bỏ ra để vận chuyển một TEU, chỉ còn mỗi tuyến xuyên Đại Tây Dương là vẫn ghi nhận mức lợi nhuận ổn định.

Tham khảo thêm tại bài viết Vận tải biển trong năm 2023 vẫn … khó đoán của báo Kinh tế Sài Gòn Online. 

Nâng cấp cảng biển, đưa đội tàu Việt vươn ra thế giới

Việc hoàn thiện hệ thống các quy hoạch chi tiết của ngành cảng biển sẽ được chú trọng trong năm 2023 để mở đường huy động đa dạng các nguồn lực trong, ngoài nước. Do vậy, việc lựa chọn nhà đầu tư được chú trọng, cần có đủ năng lực phát triển hạ tầng cảng biển. Song hành với đó, tập trung triển khai đề án phát triển đội tàu vận tải biển Việt Nam để dần tăng thị phần và chinh phục những tuyến biển xa.

Về việc khai thác hệ thống cảng biển, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải đánh giá Việt Nam hiện có hệ thống cảng biển tổng thể hiện đại, đáp ứng dư thừa nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa, thỏa mãn các nhu cầu đột biến trong bối cảnh đặc biệt như Covid-19. Đặc biệt, năng lực thông qua hàng hóa ngày càng tăng, đón được cỡ tàu ngày càng lớn.

Các doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu phát triển đội tàu vận tải biển quốc tế của Việt Nam để góp phần giảm chi phí và nâng cao tính chủ động cho hoạt động xuất nhập khẩu. Đồng thời, Cục Hàng hải Việt Nam cần tích cực triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tại Đề án phát triển đội tàu vận tải biển của Việt Nam, rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về vận tải biển, tạo ra hành lang pháp lý ổn định.

Vận tải biển luôn đóng và giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Hiện nay, các doanh nghiệp muốn vận chuyển được khối lượng hàng hóa lớn, cồng kềnh, tiết kiệm chi phí đều tìm đến vận tải biển. Chính vì vậy, việc xây dựng, nâng cấp các cảng biển, chú trọng vào đội ngũ, nguồn nhân lực của ngành này cần được thực hiện nhằm thúc đẩy vận tải biển nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.