VẬN CHUYỂN DẦU KHÍ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

Vận chuyển dầu khí bằng đường biển là một trong những dịch vụ vận chuyển của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Vận chuyển dầu bằng đường biển giúp tiết kiệm chi phí tối đa và luôn được cam kết chính xác về thời gian giao nhận hàng, giúp hiệu quả kinh tế tăng cao chính là những mục tiêu mà các tổ chức doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu lớn, nhỏ lẻ tại Việt Nam đang muốn hướng đến.

Với ưu thế về vị trí địa lý, Việt Nam có đường bờ biển kéo dài hơn 3260km, nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế quan trọng, Việt Nam hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế biển nói chung và ngành hàng hải nói riêng. Tính đến tháng 10 năm 2022, Việt Nam có 34 cảng biển trong đó có 2 cảng biển loại đặc biệt là cảng biển Hải Phòng và cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu.

Vận chuyển dầu khí bằng đường biển
Vận chuyển dầu khí bằng đường biển

Quy trình vận chuyển dầu khí bằng đường biển

Vận chuyển đường biển được nhiều doanh nghiệp lựa chọn trong việc đưa hàng hóa từ quốc gia này đến quốc gia khác, Mỗi loại hàng hóa có những quy trình vận chuyển riêng đảm bảo tính phù hợp, an toàn hàng hóa. Dưới đây là quy trình vận chuyển dầu khí bằng đường biển:

Bước 1: Đơn vị vận chuyển sẽ tiến hành lấy các kiện hàng là dầu khí từ nơi sản xuất của doanh nghiệp xuất khẩu rồi mang đến cảng gửi hàng. Quy trình này sẽ do sự thỏa thuận giữa 2 bên nhằm đạt thống nhất chung nhất.

Bước 2: Đơn vị vận chuyển thực hiện khai báo hải quan, thông quan hàng hóa và kiểm tra thực tế, tình trạng hàng của khách hàng như thế nào để ghi chú, làm giấy tờ. Hồ sơ hải quan bao gồm:

  • Tờ khai hàng hóa xuất khẩu
  • Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu khí hoặc văn bản có giá trị tương đương.
  • Chứng thư giám định lượng
  • Hóa đơn thương mại
  • Văn bản nêu rõ nguồn gốc xăng dầu, khí xuất khẩu
  • Văn bản xác nhận của Bộ Công Thương về đăng ký kế hoạch sản xuất tiêu thụ sản phẩm xăng dầu.
  • Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu
  • Bản hạn mức nhập khẩu xăng dầu tối thiểu hàng năm do Bộ Công Thương cấp
  • Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu
  • Hợp đồng bán hàng, phụ lục hợp đồng (nếu có) (áp dụng cho thủ tục tái xuất)

Bước 3: Nhân viên chuyên trách phụ trách việc đặt lịch tàu, sau đó thông báo và xác nhận với khách hàng.

Bước 4: Tiếp đó là quy trình xuất vận đơn để làm giấy chứng nhận sở hữu hàng. Thông thường, vận đơn sẽ gồm 3 bản gốc và 3 bản copy làm chứng từ.

Bước  5: Quá trình vận chuyển được thực hiện, khi các kiện hàng dầu đã đến cảng nhập khẩu, phía đơn vị vận chuyển sẽ làm thủ tục hải quan, thông quan và kiểm hàng (nếu có) giúp khách hàng.

Bước 6: Đơn vị vận chuyển nội địa sẽ giao hàng từ cảng biển tới tận xưởng, kho cho người nhận rồi đưa hàng từ cảng biển về đến công ty bằng phương tiện vận chuyển chuyên dụng.

Bước 7: Giao và nhận hàng dầu. Nhân viên vận chuyển của công ty sẽ đến cảng hoặc đại lý hãng tàu để đóng phí chứng từ, phí hàng lẻ để nhận lệnh giao hàng, sau đó nhân viên vận chuyển tiếp vận sẽ mang lệnh giao hàng và tìm vị trí để hàng an toàn.

Vận chuyển dầu khí bằng đường biển ngày càng đòi hỏi trang thiết bị hiện đại, công nghệ cao để thuận tiện trong quy trình quản lý, vận đơn. Bên cạnh đó, đội ngũ nguồn nhân lực của doanh nghiệp cũng cần có chuyên môn kỹ thuật cao. Nếu quý doanh nghiệp, khách hàng có bất kỳ thắc mắc, giải đáp nào về chuyển phát nhanh quốc tế, hãy liên lạc ngay với Bluelight để được hướng dẫn và tư vấn tận tình nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.