Tiềm năng dịch vụ vận chuyển hàng hóa hàng không

Tiềm năng phát triển dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không là rất lớn. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn gặp phải những khó khăn khó tháo gỡ như chi phí vận chuyển, kho bãi, cơ sở hạ tầng,… Từ đó, làm ngành hàng không gặp hạn chế về vận chuyển, gây áp lực lên các phương thức vận chuyển khác. 

Tiềm năng dịch vụ vận chuyển hàng hóa hàng không quốc tế
Tiềm năng dịch vụ vận chuyển hàng hóa hàng không quốc tế

Thực trạng hàng không 6 tháng đầu năm 2022

Báo cáo của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) chỉ ra rằng lưu lượng hành khách hàng không toàn cầu trong năm 2022 sẽ thấp hơn khoảng ⅕ so với năm 2019. Tuy nhiên, lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không ước tính sẽ cao hơn 11,7% so với năm 2019 và cao hơn 4% so với năm 2021.

Một số nhà nhập khẩu Mỹ cho biết họ sẽ tiếp tục sử dụng vận tải hàng không do các tuyến đường vận biển được dự báo sẽ tắc nghẽn kéo dài cho đến sau kỳ nghỉ lễ vào cuối năm. Harmit Singh, Giám đốc tài chính của Levi Strauss, dự báo chi phí vận tải hàng sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao cho đến ít nhất là năm 2023.

Theo văn bản báo cáo của Cục Hàng không Việt Nam gửi Bộ Giao thông vận tải về tình hình thị trường hàng không 6 tháng đầu năm 2022, tổng thị trường hành khách đạt 23,3 triệu khách, tăng 74,2% so với cùng kỳ năm 2021, bằng 60% so với cùng kỳ năm 2019. Tổng thị trường hàng hóa đạt 651 nghìn tấn, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2021 và tăng 7% so với cùng kỳ năm 2019.

Thực trạng hàng không 6 tháng đầu năm 2022
Thực trạng hàng không 6 tháng đầu năm 2022

Tiềm năng dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

Vận chuyển hàng không có tiềm năng rất lớn, mang lại ưu điểm mạnh nhất đối với các vận chuyển khác là về mặt tốc độ và thời gian, khi có thể giao hàng đến tay người nhận trên khắp thế giới trong vòng 2 đến 3 ngày.

Tuy nhiên, hiện nay, hàng hóa vận chuyển quốc tế tại Việt Nam phần lớn được gửi kèm với các chuyến bay hành khách. Điều đó khiến không gian chứa hàng hóa bị hạn chế, khối lượng hàng hóa vận chuyển không được nhiều. Các hàng hóa được vận chuyển chủ yếu là các mặt hàng nhỏ, không cồng kềnh như điện thoại, máy tính bảng, hàng điện tử, mỹ phẩm, hàng dệt may, nông sản,…

Khó khăn về cơ sở hạ tầng

Đây là một khó khăn không chỉ ngành hàng không gặp phải mà cả vận chuyển đường biển, đường sắt, đường bộ cũng thường xuyên vấp phải. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của vận tải hàng không, cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác hàng hóa hiện chỉ có Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài và Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất là có nhà ga hàng hóa chuyên biệt. Việc thiếu cơ sở hạ tầng dẫn đến không có đủ chỗ để lưu hàng hóa, chờ xuất khẩu.

Tiềm năng dịch vụ vận chuyển hàng hóa hàng không quốc tế
Tiềm năng dịch vụ vận chuyển hàng hóa hàng không quốc tế

Bên cạnh đó, ngành hàng không cũng gặp nhiều thách thức về nguồn nhân lực. Đội ngũ nhân lực của ngành này đòi hỏi chất lượng, trình độ chuyên môn cao, kỹ năng tốt.

Do đó, Nhà nước, doanh nghiệp cần có chiến lược chi tiết, có sự liên kết giữa các đối tác trong và ngoài nước để hợp tác, phát huy được hết tiềm năng của ngành vận tải hàng không tại việt nam. Nhiều ý kiến cũng cho rằng, giai đoạn từ nay đến năm 2025, cần tập trung mọi nguồn lực để đầu tư hoàn chỉnh đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng cảng hàng không. Trong đó, đầu tư hệ thống nhà ga hàng hóa tại các cảng hàng không để đáp ứng nhu cầu, tiềm năng tăng trưởng của thị trường logistics hàng không.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.