THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI 2023

Thương mại điện tử xuyên biên giới là hình thức mua – bán một doanh nghiệp (hoặc người) ở quốc gia này với một doanh nghiệp (hoặc người) ở một quốc gia khác.

Thương mại điện tử xuyên biên giới
Thương mại điện tử xuyên biên giới

Thương mại điện tử xuyên biên giới

Thương mại điện tử xuyên biên giới đang ngày càng phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia, điển hình là Trung Quốc. Không chỉ trở thành xu hướng kinh doanh phổ biến với lượng người tiêu dùng sử dụng internet ngày một tăng, thương mại điện tử còn mở ra kênh xuất khẩu mới để doanh nghiệp Việt Nam chinh phục thị trường thế giới thông qua qua thương mại điện tử xuyên biên giới.

Theo thông tin tại Hội nghị Thương mại điện tử xuyên biên giới năm 2021, do Amazon Global Selling tổ chức cho biết, từ tháng 9/2020 đến tháng 8/2021, trên Amazon.com – sàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới có tới gần 7,2 triệu sản phẩm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam được bán cho các khách hàng trên khắp thế giới. Ước tính trung bình cứ mỗi phút sẽ có 14 sản phẩm Việt Nam được bán ra trên sàn này, SỐ lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam vượt mốc doanh thu 1 triệu USD bán hàng ra thị trường quốc tế trên Amazon tăng hơn 40%.

Với mục tiêu tiếp tục hỗ trợ phát triển và thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt ra thị trường nước ngoài thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới một cách hiệu quả hơn, Cục Thương mại điện tử và Kỹ thuật số (Bộ Công thương) và Sàn thương mại điện tử lớn và uy tín hàng đầu của Trung Quốc cùng các đối tác vận hành tại Việt Nam bao gồm: Vinanutrifood, Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel, VPBank, Visa đã cùng nhau hợp tác xây dựng và phát triển “Gian hàng Quốc gia Việt Nam” trên nền tảng thương mại điện tử của JD chính thức được công bố và đưa vào vận hành cuối tháng 11/2021.

Thông qua các kênh phân phối quy mô lớn uy tín này, hàng hóa do doanh nghiệp Việt sản xuất sẽ nhận được sự hỗ trợ nhiều mặt, từ vận hành, logistics tới hỗ trợ quảng bá hình ảnh ngay tại thị trường quốc gia nhập khẩu từ các cơ quan chức năng cũng như các đối tác của chương trình.

Thách thức của thương mại điện tử xuyên 

Gian lận thanh toán

Gian lận thanh toán là khó khăn lớn nhất trong việc thực hiện hoạt động thương mại điện tử đa quốc gia. Để hạn chế gian lận thẻ tín dụng, hầu hết nhà kinh doanh sẽ kích hoạt AVS hoặc hệ thống xác minh địa chỉ, cho phép người mua sử dụng thẻ tín dụng.

Logistics

Logistics và logistics ngược là những thách thức lớn đối với nhiều doanh nghiệp do chi phí vận chuyển cao, các loại thuế và quy tắc xuất nhập khẩu phức tạp, rủi ro do các yếu tố bên ngoài như thiên tai, dịch bệnh khiến hàng hóa không đến tay khách hàng theo dự tính. Doanh nghiệp cần dự báo trước các khó khăn, rủi ro có thể xảy ra, để xây dựng các giải pháp xử lý với các tình huống đó.

Quy định và luật pháp

Thuế, giấy phép và thủ tục hải quan là những thủ tục giấy tờ mà mọi doanh nghiệp kinh doanh xuyên biên giới phải nắm chắc. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần biết đến những quy định và luật pháp khác liên quan đến tiêu chuẩn hàng hóa, hình thức giao hàng, thanh toán nhằm tránh rủi ro khi vận chuyển sang quốc tế khác.

Bên cạnh đó, hiện nay, thương mại điện tử xuyên biên giới đã liên tục được Chính phủ sửa đổi điều luật nhằm giám sát chặt chẽ các hoạt động thương mại, bảo vệ an toàn cho người tiêu dùng khi tham gia vào các giao dịch online. Tham khảo thêm tại http://online.gov.vn/baiviet/Sua-doi-bo-sung-mot-so-quy-dinh-ve-thuong-mai-dien-tu-AHMVmS9sLZ?AspxAutoDetectCookieSupport=1

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.