LƯU Ý XUẤT KHẨU HÀNG HÓA ĐI TRUNG QUỐC

Trung Quốc là một thị trường xuất nhập khẩu lớn của Việt Nam. Trong 9 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu sang Trung Quốc dẫn đầu với trị giá 41,22 tỷ USD, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, đây là thị trường khó tính, đòi hỏi các đơn vị xuất khẩu cần nắm rõ các quy trình và thủ tục để hàng hóa không bị trả về do thiếu điều kiện.

Lưu ý xuất khẩu hàng hóa đi Trung Quốc
Lưu ý xuất khẩu hàng hóa đi Trung Quốc

Các điều kiện xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc

Trung Quốc là một thị trường “khó tính” đòi hỏi rất kỹ đối với các sản phẩm nhập khẩu vào quốc gia họ. Đặc biệt, sau khi dịch bệnh bùng phát và lan rộng ra toàn thế giới, Trung Quốc yêu cầu thực hiện nghiêm ngặt chính sách “Zero Covid”. Chính vì vậy, chính quyền Trung Quốc đã đưa ra rất nhiều điều kiện nhập khẩu hàng hóa sang quốc gia này.

Thứ nhất, yêu cầu về kiểm tra và khử trùng phòng dịch đối với hàng hóa được vận chuyển trong container thông thường. Các biện pháp kiểm tra bao gồm việc lấy mẫu hàng hóa nhập khẩu trong container để tiến hành kiểm tra, xét nghiệm, tiến hành khử trùng công đoạn bốc dỡ hàng hóa trên container nhập khẩu, phun khử trùng phòng dịch đối với container rỗng trong lúc lau dọn, bốc xếp hàng hóa.

Thứ hai, chính quyền Quảng Tây, Trung Quốc cũng đưa ra một số yêu cầu tăng cường quản lý hoạt động nhập khẩu thực phẩm đông lạnh. Theo đó, mặt hàng thực phẩm đông lạnh nhập khẩu phải cung cấp được đầy đủ 4 loại giấy tờ bao gồm: chứng nhận kiểm nghiệm, kiểm dịch hàng hóa nhập khẩu, chứng nhận khử trùng, chứng nhận thông tin truy xuất nguồn gốc hợp pháp và chứng nhận xét nghiệm Axit Nucleic âm tính với Covid-19.

Lưu ý xuất khẩu hàng hóa đi Trung Quốc
Lưu ý xuất khẩu hàng hóa đi Trung Quốc

Quy trình xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc

Bước 1: Chuẩn bị

  • Trước hết, muốn thương mại quốc tế thì khách hàng cần là một công ty, có pháp nhân vì cá nhân thì không thể mở tờ khai theo loại hình kinh doanh được mà phải nhờ một công ty đứng ra làm đại diện để chuyển và nhận tiền hợp pháp.
  • Phải có tài khoản thanh toán VND và tài khoản thanh toán quốc tế
  • Phải có tài khoản khai báo hải quan để khai báo hải quan điện tử hoặc nhờ đại lý hải quan truyền tờ khai.

Bước 2: Đàm phán, ký kết hợp đồng với đối tác xuất khẩu 

Các bên cần thống nhất giá cả, phương thức thanh toán, chất lượng, quy cách hàng, bảo hàng,…

Bước 3: Chuẩn bị hàng hóa, book tàu, làm thủ tục thông quan hàng hóa

Sau khi ký kết hợp đồng, các doanh nghiệp nghiệp cần tiến hành book hãng tàu để đặt chỗ lấy container xuất hàng. Khi book tàu xong, lấy thông tin đặt chỗ để nắm bắt được các thông tin về ngày tàu chạy, thời gian lấy container đóng hàng, thời gian hạ hàng, nơi hạ container hàng… và thời gian cắt máng. Đơn vị vận chuyển cần chuẩn bị bộ chứng từ: invoice, packing list, điều xe container đi lấy vỏ và kéo xuống kho đóng hàng, đồng thời nhân viên cần tiến hành làm thủ tục xin các giấy tờ đặc biệt (nếu có), truyền tờ khai hải quan xuất khẩu.

Bước 4: Hoàn thành chứng từ xuất khẩu

Sau khi tờ khai xuất đã hoàn thành, hàng load lên tàu thì yêu cầu hãng tàu phát hành bill ( lúc này lấy Bill gốc hay Surrender Bill hay Seaway Bill là tùy mình) mỗi loại mỗi kiểu, tiến hành làm bộ chứng từ để lấy mấy giấy tờ như kiểm dịch, phun trùng .., đồng thời xin C.O form yêu cầu ( nếu có) Xin C/O tại Phòng thương mại và công nghiệp việt nam (VCCI). Sau khi hoàn thành toàn bộ chứng từ A-Z thì chuẩn bị gửi cho Consignee để khi hàng sang để bên họ nhận hàng.

Bước 5: Tất toán với ngân hàng

Sau khi nhận được tiền, doanh nghiệp vận chuyển sẽ chuẩn bị hồ sơ đầy đủ bộ chứng từ xuất khẩu gửi cho ngân hàng để ngân hàng đóng dấu, bảo lưu và doanh nghiệp lưu lại hồ sơ chứng minh nguồn tiền của mình.

Nếu doanh nghiệp, khách hàng cá nhân có bất kỳ thắc mắc nào có thể liên hệ trực tiếp với Bluelight Express – đơn vị vận chuyển hàng đầu tại Việt Nam để được hỗ trợ tư vấn và giải quyết tốt nhất cho khách hàng.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.