HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TOÀN CẦU NĂM 2022

Thị trường logistics toàn cầu năm 2022 có những bước phục hồi và phát triển đáng kể. Những rủi ro từ căng thẳng chiến tranh Nga – Ukraine, dịch bệnh bùng phát tại Trung Quốc,… đang dấy lên nguy cơ về việc gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, ảnh hưởng đến hoạt động logistics. Tuy khó khăn là rào cản hạn chế logistics phát triển, nhưng đó cũng là bàn đạp để các doanh nghiệp logistics và chủ hàng tiếp tục đề xuất, điều chỉnh, áp dụng các mô hình chuỗi cung ứng và logistics phù hợp, tạo sự thành công trong ngành logistics tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.

HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TOÀN CẦU NĂM 2022
HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TOÀN CẦU NĂM 2022

Yếu tố tác động đến ngành logistics toàn cầu năm 2022

Một số yếu tố tác động chính đến lĩnh vực logistics và chuỗi cung ứng trong năm 2022:

Thứ nhất, nhu cầu nhập khẩu hàng tiêu dùng tăng cao: Do đại dịch COVID-19 bắt đầu từ năm 2020, nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng tăng cao ở các mặt hàng thiết yếu như thiết bị gia dụng, quần áo… tăng cao, gây áp lực căng thẳng lên chuỗi ung ứng và hoạt động logistics toàn cầu khi chưa phục hồi và đáp ứng kịp.

Thứ hai, mất cân đối trong chi phí: Cơ sở hạ tầng logistics hiện tại không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa, tạo ra sự suy giảm năng lực tại các cảng và toàn tuyến phân phối chặng cuối. Tình trạng thiếu lao động cũng khiến các nhà nhập khẩu và doanh nghiệp logistics mất cân bằng trong việc tiết kiệm chi phí và vận chuyển hiệu quả.

Thứ ba, xung đột chính trị: Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine khiến vận chuyển hàng hóa trên thế giới gặp nhiều khó khăn. Nhiều tuyến đường vận chuyển phải thay đổi để đảm bảo hoạt động của ngành, không làm hư hại hàng hóa khách hàng.

Thứ tư, thiếu hụt nguồn lao động. Theo thông báo của Văn phòng Vận tải biển quốc tế, cùng với Philippines và Trung Quốc, Ấn Độ là một trong những nước cung cấp thuyền viên lớn nhất cho thể giới với khoảng 240.000 trong số khoảng hơn 1,6 triệu thuyền viên trên toàn cầu hiện nay. Việc các thuyền viên đến từ quốc gia này bị nhiễm COVID-19 khiến ngành vận tải biển đối mặt với viễn cảnh các thuyền viên bị nhiễm bệnh và phải dừng hoạt động của những con tàu này. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu tài xế đường bộ cũng tiếp tục ảnh hưởng đến năng lực vận tải đường bộ, gây gián đoạn luồng hàng hóa.

Xu hướng Logistics toàn cầu

Doanh nghiệp logistics cần “xanh hóa” theo xu hướng toàn cầu. Doanh nghiệp cần nhận thức và đổi mới tư duy về xu hướng “xanh hóa” đang diễn ra trong hoạt động thương mại và hoạt động kinh tế. Việc đáp ứng các tiêu chuẩn này sẽ khiến chi phí gia tăng.

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam, năm 2022, mặc dù COVID-19 đã được kiểm soát nhưng nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng vẫn đối mặt nhiều thách thức như tình hình căng thẳng ở nhiều quốc gia trên thế giới, chuỗi cung ứng năng lượng và lương thực bị đứt gãy trên phạm vi toàn cầu, lạm phát diễn ra ở nhiều quốc gia.

Hạ tầng phát triển, mở ra nhiều cơ hội cho logistics. Hiện nay, ngành Logistics Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Ví dụ như nhiều địa phương đã xây dựng kế hoạch, quy hoạch về phát triển logistics.

Cùng với đó, xu hướng đầu tư vào ngành logistics đang tăng rất nhanh, thể hiện qua các công trình hạ tầng như đường cao tốc, sân bay Long Thành, mở rộng các cảng biển, xây dựng các trung tâm logistics mới. Đồng thời, doanh nghiệp phải có nhận thức và đổi mới trong vấn đề về xu hướng xanh hóa đang diễn ra trong hoạt động thương mại và kinh tế, lồng ghép các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong các hoạt động kinh tế, thương mại trong hoạt động logistics.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.