Doanh nghiệp xuất khẩu bị “bào mòn” bởi chi phí logistics

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay bị “bào mòn” bởi chi phí Logistics. Doanh nghiệp điêu đứng, khổ sở tìm cách giải quyết để vượt qua.

Doanh nghiệp xuất khẩu bị "bào mòn" bởi chi phí Logistics
Doanh nghiệp xuất khẩu bị “bào mòn” bởi chi phí Logistics

Năm 2021, Việt Nam đối diện với nhiều thách thức khi các chuyến vận chuyển hàng hóa bị ngưng trệ, các hoạt động logistics bị tạm dừng nhằm đảm bảo các hoạt động phòng chống dịch bệnh Covid-19 theo chỉ thị của Nhà nước. Năm 2022, nhiều doanh nghiệp logistics vượt qua khó khăn, thách thức, cộng đồng doanh nghiệp đặt nhiều kỳ vọng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu điêu đứng, loay hoay khi chi phí sản xuất, logistics liên tục tăng cao, “bào mòn” lợi nhuận của doanh nghiệp

Tình trạng xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2022 tại Việt Nam

Hoạt động sản xuất kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2022 đang trên đà phục hồi nhanh. Theo đánh giá, tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm trước đạt mức khá 6,42%. tạo đà tăng trưởng cho những quý tiếp theo của năm 2022. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 371,17 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất nhập khẩu tăng 17,3%, nhập khẩu tăng 15,5%. Cán cân thương mại 6 tháng đầu năm 2022 ước tính xuất siêu 710 triệu USD. Đây được đánh giá là điểm sáng, đáng mừng cho kinh tế Việt Nam, bước đầu thành công của chính sách mở cửa tiếp nhận kinh tế mới.

Chi phí logistics không ngừng tăng cao

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cho biết họ đang “đau đầu” vì đơn hàng xuất khẩu nhiều nhưng cước vận chuyển liên tục lập đỉnh mới. Cụ thể, cước vận tải biển đi Mỹ từ mức 3.000 USD/container trước dịch COVID-19 hiện nay đã lên từ 13.000-14.000 USD/container đi bờ Tây, còn đi bờ Đông là 17.000 USD/container. Cước tàu đi châu Âu dao động từ 12.000-14.000 USD/container. Tương tự, cước tàu đi Trung Đông hiện đã ở mức từ 10.000-11.000 USD/container.

Giá nguyên vật liệu nhập vào cũng tăng từ 20-40%. Nhiều doanh nghiệp cho biết, với chi phí nguyên vật liệu tăng như hiện nay đã tác động không nhỏ đến việc sản xuất, buộc họ phải tăng giá thành sản phẩm, dịch vụ để duy trì hoạt động cũng như ổn định doanh thu của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, do các đơn hàng của doanh nghiệp giảm 20% phần lớn do chi phí logistics tăng, đối tác hoãn, hủy nhận hàng nên dù giá trị xuất khẩu tăng nhưng không đủ để phản ánh thực chất lợi nhuận của doanh nghiệp.

Khó khăn lại càng khó khăn

Theo chia sẻ của ông Trần Việt Huy, Trưởng ban Hải quan và thuận lợi hóa thương mại, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics hiện nay vẫn suy giảm do đứt gãy chuỗi cung ứng.

Bên cạnh đó, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cũng chia sẻ hiện chi phí logistics cho mỗi container 40 feet trên các tuyến vận tải toàn cầu vẫn tăng cao nhất mọi thời đại, tăng gấp chục lần trước thời điểm bùng phát dịch.

Việc đối mặt với những khó khăn, thách thức của nhiều doanh nghiệp hiện nay đang vấp phải nhiều hạn chế. Các doanh nghiệp logistics không có nhiều kinh phí để vận hành liên tục chuỗi cung ứng, họ đang trông chờ vào những chính sách, giải pháp của nhà nước. Chính vì vậy, việc liên tục cập nhật chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được xem là giải pháp trước mắt cứu vãn các doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.