Đại dịch Covid-19 khủng hoảng thay đổi doanh nghiệp

Đại dịch Covid-19 tác động mạnh mẽ đến nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đối với ngành vận tải biển toàn cầu, nhiều doanh nghiệp đối mặt với thách thức thiếu nguồn nhân lực, không thể thay đổi nhân lực đoàn, các chuyến hàng không thể vận chuyển. Đây được coi là một trong những khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. 

Đại dịch Covid - Khủng hoảng thay đổi doanh nghiệp
Đại dịch Covid – Khủng hoảng thay đổi doanh nghiệp

Tính từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2020, ước tính chỉ có khoảng 25% các thay đổi thành viên bình thường có thể thực hiện, do các hạn chế của cơ quan y tế và nhập cư quốc gia và việc tạm dừng phần lớn các chuyến vận chuyển quốc tế.

Khủng hoảng tác động doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đứng trước nỗi lo thiếu nguồn cung. Các vấn đề vận chuyển quốc tế bị trì hoãn khiến doanh nghiệp Việt đứng trong tình cảnh “dở khóc dở cười”. Nguồn cung không đủ, doanh nghiệp sản xuất không thể vận hành, các đơn hàng ký kết buộc phải tạm dừng, hủy bỏ. Cùng với đó, để duy trì doanh nghiệp, nhiều chủ doanh nghiệp phải đưa ra quyết định cắt giảm nhân sự.

 Khủng hoảng tác động doanh nghiệp

Khủng hoảng tác động doanh nghiệp

Doanh nghiệp vận chuyển cũng không thể thực hiện đầy đủ các chuyến hàng quốc tế. Các quốc gia nhằm đảm bảo an toàn đã ban các lệnh hạn chế, gây sức ép lên các đơn vị vận chuyển. Bên cạnh đó, yếu tố xăng dầu cũng khiến doanh nghiệp vận chuyển đau đầu. Giá xăng liên tục điều chỉnh, thuế môi trường liên tục tăng cao, nhiều doanh nghiệp vận chuyển không thể vận hành, đã thực hiện chuyển đổi mục đích, hướng kinh doanh.

Chiến lược góp phần hỗ trợ doanh nghiệp vực dậy từ khủng hoảng

Đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định lại chi phí phù hợp với các yếu tố tăng trưởng. Doanh nghiệp cần xác định và làm rõ các vấn đề chiến lược bao gồm nguồn cung, nhu cầu thị trường, tệp khách hàng đã thay đổi như thế nào, giải pháp nào là phù hợp trong bối cảnh hậu covid và cả chi phí đầu tư cho các hoạt động có thể duy trì và xoay vòng đến thời điểm nào.

Thứ hai, xác định chiến lược và định hướng các chiến lược hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần vạch ra rõ ràng các hoạt động, chiến lược một cách chi tiết, điều phối và luân chuyển phù hợp trong tình hình nền kinh tế đang dần hồi phục. Đặc biệt, các doanh nghiệp vận tải cần liên tục điều chỉnh bởi tác động của giá xăng dầu nhằm đảm bảo được quyền lợi khách hàng cũng như lợi nhuận doanh nghiệp là tốt nhất.

Thứ ba, các cơ quan nhà nước, Chính phủ cần có những giải pháp phù hợp hỗ trợ doanh nghiệp, đưa doanh nghiệp vượt qua khó khăn, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.