2 loại giấy tờ cần thiết cho mặt hàng thực phẩm khi xuất khẩu

Giấy tờ, thủ tục nào doanh nghiệp cần lưu ý để có thể xuất khẩu thành công một lô hàng thực phẩm? Dưới đây là các giấy tờ mà các doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm cần chú ý. 

Thực phẩm là một trong những mặt hàng phổ biến được xuất khẩu sang các quốc gia khác. Tuy nhiên, đây là một trong những mặt hàng đòi hỏi nhiều loại giấy tờ nhất khiến nhiều doanh nghiệp loay hoay, lúng túng.

2 loại giấy tờ cần thiết cho mặt hàng thực phẩm khi xuất khẩu
2 loại giấy tờ cần thiết cho mặt hàng thực phẩm khi xuất khẩu

 

Thứ nhất, chứng nhận y tế ( Health certificate – HC)

Giấy chứng nhận y tế được coi là chứng thư xuất khẩu mà cơ quan thông quan hay từ phí đơn vị nhập khẩu yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu cung cấp. Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận y tế bao gồm:

  • Đơn đề nghị Xin giấy chứng nhận y tế
  • Kết quả kiểm nghiệm của từng loại mặt hàng thuộc hàng hóa xuất khẩu trong vòng 6 tháng
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc xác nhận công bố chất lượng sản phẩm hoặc GMP hoặc HACCP hoặc ISO 22000 hoặc IFS hoặc BRC hoặc FSSC 2000 hoặc tương đương còn hiệu lực
  • Mẫu nhãn sản phẩm
  • Hợp đồng gia công (nếu là đơn vị thương mại)

Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần chú ý các địa điểm, đơn vị cấp các giấy tờ, thủ tục y tế tại Việt Nam, cụ thể:

  • Cơ quan cấp giấy chứng nhận y tế (Health Certificate): Cục an toàn thực phẩm – Bộ Y tế
  • Thời gian cấp giấy chứng nhận y tế: 5 – 10 ngày làm việc
  • Thời hạn hiệu lực: 2 năm

 

Thứ hai, chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of free sale – CFS)

Giấy chứng nhận lưu hành tự do là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa ghi trong CFS để chứng nhận rằng sản phẩm, hàng hóa đó được sản phẩm và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.

Giấy chứng nhận lưu hành tự do được cấp bởi Bộ Y tế, Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp phát triển Nông thôn tùy thuộc vào từng loại sản phẩm khác nhau. Thực tế, các sản phẩm thực phẩm xuất khẩu có thể xin cấp tại Bộ công thương (hoặc cơ quan được Bộ Công thương ủy quyền).

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp CFS (theo mẫu)
  • Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (có ngành nghề sản xuất, kinh doanh sản phẩm)
  • Văn bản yêu cầu của thương nhân (nếu có)
  • Bản sao chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm, hàng hóa và TCCS của sản phẩm
  • Đăng ký mẫu chữ ký của người được ủy quyền ký trên mẫu giấy đăng ký CFS (theo mẫu)
  • Bản sao chứng nhận đăng ký mã số thuế
  • Danh mục các cơ sở sản xuất của thương nhân tại Việt Nam (theo mẫu)

Các doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm vào thị trường có yêu cầu CFS cần lưu ý các giấy tờ CFS để tiết kiệm thời gian, thuận lợi nhất cho việc xuất khẩu an toàn, hiệu quả. Thời gian cấp CFS từ 10 đến 15 ngày làm việc.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần lưu ý và đảm bảo đầy đủ các giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, kiểm nghiệm và công bố chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.