Vận chuyển hàng không mở cơ hội, doanh nghiệp “loay hoay” tìm giải pháp

Vận chuyển hàng không mở ra nhiều cơ hội mới sau đại dịch Covid-19.

Bằng việc nỗ lực không ngừng của Chính phủ trong việc ban hành các biện pháp phòng chống dịch bệnh, nền kinh tế Việt Nam nhanh chóng phục hồi và khởi sắc. Ngành hàng không cũng nhận được nhiều tín hiệu tích cực trong những tháng đầu của năm 2022 khi vận chuyển quốc tế dần mở cửa trở lại.

Vận chuyển hàng không mở cơ hội, doanh nghiệp "loay hoay" tìm giải pháp
Vận chuyển hàng không mở cơ hội, doanh nghiệp “loay hoay” tìm giải pháp

Tính đến tháng 6/2022, Việt Nam đã khôi phục phần lớn các đường bay đến các thị trường truyền thống. Theo số liệu từ Vụ Vận tải, Bộ Giao thông vận tải cho biết, hiện tần suất khai thác các đường bay quốc tế đi, đến Việt Nam là 370 chuyến/tuần/chiều, tương đương 53 chuyến bay/chiều/ngày. Tuy nhiên, nếu so sánh với tần suất khai thác các đường bay quốc tế mùa đông năm 2019 là 4.185 chuyến/tuần/chiều, tương đương 598 chuyến/chiều/ngày thì con số này chỉ đạt ở ngưỡng khoảng 10%. Tiềm năng và nhu cầu của thị trường ngày một lớn, đây chính là cơ hội để nhiều doanh nghiệp khai thác, tận dụng và phát triển hoạt động của mình trong các năm tới.

Động lực mới, cơ hội mới

Theo các chuyên gia về hàng không, hiện nay Việt Nam chưa có hãng hàng không nào chuyên vận tải hàng hóa, nên có tới hơn 80% thị phần rơi vào tay các hãng bay nước ngoài. Trong khí đó, hoạt động vận tải của các hãng bay trong nước được thực hiện bởi các dòng máy bay chuyên chở khách. Điều này tạo ra rào cản cho nhiều doanh nghiệp, tuy nhiên cũng mở ra cơ hội trong việc khai thác các chuyến bay chuyên vận chuyển hàng hóa quốc tế.

Bên cạnh đó, để phát triển vận tải hàng hóa hàng không, doanh nghiệp cần chú trọng đến 2 yếu tố bao gồm đội bay chuyên dụng và mạng lưới logistics hàng không. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần mạnh tay đầu tư vào các tàu bay chuyên dụng của doanh nghiệp hàng không, đẩy mạnh phát triển chuỗi hệ thống logistics chuyên nghiệp nhằm thúc đẩy vận tải hàng không ngày một tăng.

Động lực mới, cơ hội mới của ngành hàng không
Động lực mới, cơ hội mới của ngành hàng không

Doanh nghiệp “loay hoay” tìm giải pháp

Kinh tế Việt Nam và thế giới đang dần ổn định, nhiều cơ hội mới được mở ra cho doanh nghiệp trong vận chuyển hàng không, giải pháp nào giúp doanh nghiệp vươn lên?

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp loay hoay tìm giải pháp khi liên tục vướng phải những “điểm nghẽn” hàng không. Quá tải hạ tầng là nguyên nhân hàng đầu khiến nhiều khách hàng bức xúc, chưa có giải pháp nào giải quyết triệt để vấn đề này khi liên tục các chuyến bay bị trì hoãn, trễ giờ. Theo thống kê, VietJet Air là hãng bay tăng trưởng mạnh nhất nhưng cũng là hãng có nhiều chuyến bay chậm chuyến nhất, cứ 4 chuyến bay sẽ có 1 chuyến trễ giờ.

Hàng loạt các giải pháp được doanh nghiệp đưa ra nhằm tháo gỡ khó khăn, đưa vận chuyển hàng không phát triển.

Mở rộng vận chuyển, xây dựng các trung tâm logistics: Giải pháp được đưa ra nhằm tháo gỡ khó khăn trong cơ sở hạ tầng, logistics hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, chi phí logistics tại Việt Nam khá cao.

Thành lập hãng bay mới, chuyên phục vụ vận tải hàng hóa: Giải pháp này gặp phải nhiều luồng ý kiến khi cơ sở hạ tầng không đáp ứng đủ, ảnh hưởng an toàn bay tại các cảng hàng không, mở nhiều hãng sẽ bị dồn ứ, dễ xảy ra tắc nghẽn trên không và cả mặt đất.

Chuyển dịch tăng thị phần vận chuyển hàng hóa: Thông qua việc đẩy mạnh khai thác các chuyến bay chuyên chở hàng trong nước và quốc tế, doanh nghiệp tận dụng cơ hội mở rộng nhiều đường bay chở hàng quốc tế để hoạt động xuất nhập khẩu.

Thị trường kinh tế phát triển không ngừng cùng với các hoạt động giao thương, xuất nhập khẩu được chú trọng, vận chuyển hàng không ngày càng được quan tâm khi nhu cầu, mong muốn của con người ngày càng cao. Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức mới cho doanh nghiệp, cần cải tiến, đổi mới liên tục để song hành cùng thị trường.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.