Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển hàng không năm 2022

Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển hàng không là một trong những việc quan trọng của các doanh nghiệp hiện nay. Vậy khó khăn đó là gì, giải pháp nào được đưa ra nhằm thúc đẩy phát triển hàng không Việt Nam?

Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển hàng không
Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển hàng không

Hàng không là một lĩnh vực kinh tế vận tải quan trọng, áp dụng kỹ thuật công nghệ cao, hiện đại với hoạt động mang tính quốc tế cao, gắn liền với an toàn và an ninh, buộc phải hoạt động đồng bộ dưới sự giám sát, quy trình chặt chẽ.

Hàng không ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Cùng với sự ra đời của các hãng hàng không tư nhân Việt Nam, nền kinh tế hội nhập nhanh, sâu rộng với nền kinh tế thế giới, ngành hàng không Việt Nam có nhiều bước tiến vượt bậc. Theo dự báo của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), tổng số khách du lịch thế giới sẽ đạt 4 tỷ vào năm 2024. Dự kiến năm 2022 sẽ đạt 83%, đến năm 2023 đạt 94% và 103% là kết quả dự báo năm 2024, và 111% vào năm 2025.

Khó khăn của ngành hàng không

Theo dự đoán của các chuyên gia, phải mất ít nhất 2 đến 3 năm nữa các hãng hàng không mới có được lợi nhuận như năm 2019. Sự phục hồi của ngành hàng không Việt Nam hiện tại nếu so với thời điểm trước dịch thì còn rất khiêm tốn và phụ thuộc vào thị trường nội địa.

Hiện nay, các hãng hàng không Việt Nam phần lớn đã khôi phục các đường bay đến các thị trường truyền thống. Tuy nhiên, lượng khách quốc tế chủ yếu vẫn là khách công vụ, thăm thân, kinh doanh trong khi lượng khách du lịch còn rất hạn chế. Các thị trường du lịch lớn của Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,… vẫn còn rào cản bởi những lệnh hạn chế do lo ngại nguy cơ dịch bệnh.

Về tài chính, các doanh nghiệp vận hành ngành hàng không đều chật vật, xoay sở để có nguồn tài chính, dòng tiền trong việc duy trì hoạt động. Các hãng hàng không Việt Nam luôn nỗ lực tìm kiếm các biện pháp về nguồn tài chính để bổ sung vào vốn cũng như hỗ trợ của chính phủ, vốn vay tín dụng, huy động vốn thông qua tăng vốn điều lệ, chuyển nhượng, bán bớt phần vốn sở hữu của doanh nghiêp…

Về nguồn lực, đại dịch ảnh hưởng đến nền kinh tế, có giai đoạn việc khai thác bay của các hãng hàng không gần như đóng băng gây ra sự xáo trộn về nhân lực, tinh giảm nguồn lực gây ra việc thiếu hụt lao động chuyên môn, đặc biệt là tổ bay, nhân viên kỹ thuật.

Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển hàng không
Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển hàng không

Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hàng không phát triển

Chính phủ đã kịp thời có những chính sách, giải pháp để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp hàng không, cụ thể giảm giá dịch vụ chuyên, phí, lệ phí; giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay, hỗ trợ tái cấp vốn cho Hãng hàng không quốc gia Việt Nam… Đồng thời, theo chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, doanh nghiệp hàng không có thể được hỗ trợ lãi suất 2% tron 2 năm 2022 – 2023 thông qua các ngân hàng thương mại và tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường trong năm 2022. Bên cạnh đó, Chính phủ cần có những giải pháp hỗ trợ ngành hàng không phát triển trong tình hình kinh tế mới với tư cách là ngành đột phá để khôi phục kinh tế.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.