Thách thức trong vận chuyển quốc tế khi giá xăng dầu tăng liên tục

Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang đối mặt với nhiều thách thức trong vận chuyển quốc tế khi giá xăng dầu tăng liên tục.

Đại dịch Covid-19 tác động mạnh mẽ đến các dịch vụ vận chuyển của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Năm 2022, dịch Covid-19 được kiểm soát, nhiều nước trên thế giới bắt đầu mở cửa, thực hiện trao đổi, buôn bán trở lại với các nước trong và ngoài khu vực. Tuy nhiên, các kế hoạch phát triển trở lại của nhiều doanh nghiệp vận chuyển chưa được bao lâu thì nhiều doanh nghiệp lại phải đối mặt với khó khăn khi giá xăng dầu tăng liên tục. Kể từ đầu năm đến nay, giá xăng đã có 10 đợt tăng, 3 đợt giảm. Số đợt giảm không đáng kể. Khó khăn chồng khó khăn, nhiều doanh nghiệp “kêu cứu”.

Những thách thức vận chuyển khi giá xăng dầu tăng liên tục
Những thách thức vận chuyển khi giá xăng dầu tăng liên tục

Thách thức nào trong vận chuyển quốc tế khi giá xăng dầu tăng liên tục

Hiện nay, với mục tiêu phát triển kinh tế, hội nhập thế giới, nhiều doanh nghiệp đã liên kết, làm việc với các tập đoàn đa quốc gia. Họ cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho các khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp trong và ngoài nước. Chính vì vậy, nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày một tăng lên.

Chi phí tăng cao, áp lực vận chuyển hàng hóa

Giá xăng dầu tăng cao gây áp lực lên nhiều doanh nghiệp vận tải hàng hóa. Theo tính toán, trước kia, mỗi container chỉ có giá hơn 5000 USD/container thì hiện nay, mỗi container tăng gấp đôi, đạt mức 10.000USD/container. Điều này buộc doanh nghiệp phải lên phương án, cắt giảm tối đa mọi chi phí để có thể thích ứng, tồn tại.

Bên cạnh đó, chi phí nhiên liệu chiếm tới gần 40% cước phí vận tải đường bộ, đồng nghĩa với việc cước phí vận tải đường bộ ước tính tăng lên 4 đến 5% so với trước đây.

Giá xăng dầu tăng liên tục
Giá xăng dầu tăng liên tục

Đo đếm từng chi phí

Theo nhiều doanh nghiệp, cái khó nhất lúc này là phải bù lỗ cho những dịch vụ, hợp đồng đã ký từ trước. Họ gặp khó khi các hợp đồng vận chuyển hàng hóa cho khách hàng được ký từ đầu năm, nên không thể thực hiện tăng giá, các đối tác cũng không chịu đàm phán lại giá vì hợp đồng đã ký từ trước. Doanh nghiệp buộc phải thực hiện tăng giá vận chuyển đối với các khách hàng nhỏ lẻ. Tuy nhiên, đó cũng không phải giải pháp dài hạn, nếu tăng giá cước quá cao thì doanh nghiệp sẽ mất khách.

Ngoài việc chi trả cho giá cước vận chuyển, doanh nghiệp còn phải đóng thêm nhiều loại chi phí khác như bến bãi, phí bảo trì đường bộ, BOT,… khiến họ gặp nhiều khó khăn.

Doanh nghiệp kêu cứu, giải pháp nào là tốt nhất?

Giá xăng dầu tăng quá cao như hiện nay đã vượt quá sức chịu đựng của nhiều doanh nghiệp. Để hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó, nhiều giải pháp được đề xuất cụ thể:

  • Về phía Chính phủ: Cần mạnh dạn cắt giảm một số chi phí, thuế đối với mặt hàng xăng dầu, trong đó bao gồm thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt. Cùng với đó, thiết lập kế hoạch, xây dựng cơ chế đặc biệt tiếp sức doanh nghiệp. Bộ Giao thông – vận tải đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính quyết định theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền miễn, giảm phí sử dụng hạ tầng đường sắt, phí ra vào vùng nước cảng biển, cảng thủy nội địa và giảm thuế giá trị gia tăng cho các dịch vụ vận tải, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Về phía doanh nghiệp: Doanh nghiệp cần chủ động thực hiện các biện pháp điều chỉnh cơ cấu hàng hóa, chi phí vận tải cho phù hợp. Đồng thời, doanh nghiệp cần tránh để tình trạng chạy xe rỗng, thực hiện vận chuyển 2 chiều để tiết kiệm được chi phí, giá cước vận chuyển. Doanh nghiệp tiến hành đàm phán với khách hàng đã ký hợp đồng trước đó với mong muốn được hỗ trợ phần nào về cước vận chuyển trong tình hình hiện nay.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.