Logistics toàn cầu và vận chuyển quốc tế

Logistics toàn cầu và vận chuyển quốc tế ngày nay đóng vai trò không thể thiếu trong nền kinh tế đổi mới, hội nhập tại Việt Nam.

Logistics toàn cầu và vận chuyển quốc tế
Logistics toàn cầu và vận chuyển quốc tế

Logistics toàn cầu hay được gọi với tên Tiếng Anh là Global Logistics, là sự chuyển dịch của nguyên vật liệu, thông tin và tiền tệ giữa các quốc gia. Logistics toàn cầu giúp liên kết các nhà cung ứng với khách hàng trên toàn thế giới. Mặc dù logistics toàn cầu phức tạp hơn nhiều so với logistics trong nước nhưng đây luôn được xem là một trong những thứ không thể thiếu. Nó đa dạng, phức tạp trong các đối thủ cạnh tranh, ngôn ngữ, tiền tệ, múi giờ, văn hóa và những rào cản luật pháp trong kinh doanh quốc tế.

Logistics toàn cầu và vận chuyển quốc tế có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vận chuyển quốc tế là phương thức hỗ trợ cho logistics toàn cầu phát triển, đưa kinh tế Việt lên một tầm cao mới. Tuy nhiên, hiện nay, logistics toàn cầu đang bị chi phối bởi 4 yếu tố tác động bao gồm nhập khẩu hàng hóa, chi phí tăng cao, thiếu lao động, và xung đột chính trị.

Nhập khẩu hàng hóa: 

Đại dịch Covid-19 tác động đến nhu cầu mua sắm hàng hóa của người tiêu dùng, từ những hàng hóa tiêu dùng nhanh, người tiêu dùng chuyển hẳn sang các dịch vụ hàng hóa lâu bền như điện tử, đồ gia dụng, quần áo,… Các giao dịch mua bán hàng hóa phần lớn được thực hiện qua các hình thức trực tuyến thúc đẩy thị trường thương mại điện tử đi lên nhanh chóng.

Nhập khẩu hàng hóa, thương mại điện tử đi lên nhanh chóng
Nhập khẩu hàng hóa, thương mại điện tử đi lên nhanh chóng

Chi phí tăng cao

Chi phí doanh nghiệp phải chi trả cho các dịch vụ logistics liên tục tăng cao. Thực tế, cơ sở hạ tầng logistics không theo kịp nhu cầu vận chuyển hàng hóa, tạo ra sự suy giảm năng lực nghiêm trọng tại các cảng.

Bên cạnh đó, việc thiếu hụt các container cũng khiến cho doanh nghiệp đau đầu, khi liên tục phải đội thêm chi phí kho bãi, hàng hóa. Đồng thời, các quốc gia đang thực hiện các hạn chế nhập khẩu nhiên liệu làm đẩy giá nhiên liệu lên cao chóng mặt. Mỗi chuyến vận chuyển hàng hóa, doanh nghiệp phải thu thêm các phụ phí nhiên liệu để đảm bảo duy trì vận hành, doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp.

Chi phí tăng cao
Chi phí tăng cao

Thiếu lao động

Đây là một trong những yếu tố tác động mà rất nhiều doanh nghiệp hiện nay đang phải đối mặt. Nguồn nhân lực sau đại dịch thiếu trầm trọng. Điều này đặt ra bài toán cho doanh nghiệp trong việc giảm bớt sự phụ thuộc vào lao động chân tay, tập trung vào nguồn lực có giá trị cao nhằm cải thiện tài chính, tối đa trải nghiệm khách hàng.

Xung đột chính trị

Căng thẳng giữa Nga và Ukraine không ngừng leo thang, các công ty logistics phải đưa ra chiến lược và áp dụng những đổi mới, sáng tạo trong công nghệ để vượt qua, đồng thời giảm thiểu tác động sự xung đột lên các chuỗi cung ứng, vận hành logistics toàn cầu. Các lệnh trừng phạt giữa các quốc gia cũng làm hạn chế vận chuyển quốc tế.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.