HÀNG KHÔNG GẶP KHÓ KHI ĐỐI MẶT VỚI CHIẾN SỰ NGA – UKRAINE

Hàng không Việt Nam ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt trong nền kinh tế tăng trưởng như hiện nay. Tháng 3 năm 2022, Việt Nam đã bắt đầu cho phép mở cửa du lịch và các hãng hàng không khôi phục lại các đường bay quốc tế. Điều này giúp thúc đẩy dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế tăng trưởng trở lại.

HÀNG KHÔNG GẶP KHÓ KHI ĐỐI MẶT VỚI CHIẾN SỰ NGA - UKRAINE
HÀNG KHÔNG GẶP KHÓ KHI ĐỐI MẶT VỚI CHIẾN SỰ NGA – UKRAINE

Tình hình chung của hàng không Việt Nam

Trong 9 tháng đầu năm 2022, ngành hàng không tăng trưởng ấn tượng, nhiều chỉ tiêu tăng trưởng gấp hàng chục lần so với cùng kỳ. Vận chuyển hành khách của các hãng bay Việt Nam đạt 37 triệu khách, tăng 157% so với cùng kỳ năm 2021 và giảm 10,8% so với cùng kỳ 2019. Với vận chuyển hàng hóa, trong tháng 9, lượng hàng thông qua các cảng hàng không đạt 106 nghìn tấn, tăng 2,9%. Trong đó, hàng hóa quốc tế là 84,5 nghìn tấn, tăng 2,9% và hàng nội địa đạt 22 nghìn tấn, tăng 19,3% so với tháng 8/2022.

Chiến sự Nga – Ukraine ảnh hưởng đến vận chuyển hàng không

Diễn biến tình hình chiến sự Nga – Ukraine đang dần trở nên nghiêm trọng, đe dọa đến sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Trong đó, ngành hàng không cũng chịu ảnh hưởng nặng nề.

Dừng khai thác các đường bay đến Nga

Từ năm 2021, chỉ có Vietnam Airlines khai thác các đường bay giữa Việt Nam – Nga, các hãng hàng không của Nga cũng đã dừng khai thác từ giai đoạn tháng 3/2020 cho đến nay. Hãng hàng không Vietjet và các hãng hàng không của Nga đã lên kế hoạch mở lại các đường bay du lịch kể từ lịch bay mùa hè năm 2022 (từ tháng 4/2022). Do ảnh hưởng bởi căng thẳng 2 nước Nga – Ukraine, kế hoạch này buộc phải phá sản.

Chiến sự Nga - Ukraine ảnh hưởng đến vận chuyển hàng không
Chiến sự Nga – Ukraine ảnh hưởng đến vận chuyển hàng không

Chi phí khai thác lại các đường bay lớn

Vietnam Airlines đã khai thác các đường bay trở lại đường bay đi hoặc đến Nga và Bamboo Airways cũng đang khai thác các đường bay đi châu Âu và Mỹ, sử dụng các đường bay không lưu quá cảnh qua Nga. Việc cấm vận các hãng hàng không khai thác các đường bay không lưu qua Nga đã khiến cho các doanh nghiệp phải chịu chi phí khai thác lớn. Các chuyến bay đi hoặc đến Mỹ hiện nay đều phải điều chỉnh đường bay tránh không phận Nga kéo dài thời gian bay từ 20 – 30 phút/chuyến bay. Hiện nay, Vietnam Airlines đang khai thác 4 chuyến bay/tuần đi Mỹ, chi phí phát sinh dự kiến lên đến khoảng 20.000 đến 40.000$/tuần tùy từng giai đoạn.

Bên cạnh đó, việc cấm vận hàng không dẫn đến các hãng hàng không phải chọn đường bay dài hơn, chi phí tăng, tạo áp lực gia tăng lên hệ thống vận chuyển logistics toàn cầu và giá cả hàng hóa. Đồng thời, nó cũng gây nên rủi ro, tiềm ẩn về các rủi ro thanh toán, bán vé, chuyển tiền,… với các đối tác cung cấp dịch vụ chuyến bay tại Nga.

Chi phí khai thác lại các đường bay lớn
Chi phí khai thác lại các đường bay lớn

Vận tải hàng hóa chịu tác động lớn

Các hãng vận chuyển hàng hóa như FedEx, UPS,…đã dừng vận chuyển tới các điểm ở Nga. Trong bối cảnh thương mại điện tử tăng trưởng nhanh chóng, vận chuyển hàng hóa cũng phát triển mạnh mẽ, nhiều doanh nghiệp vận chuyển đang mất đi “miếng ăn béo bở” khi cuộc chiến giữa 2 nước càng ngày càng căng thẳng.  Các lệnh cấm cũng tác động tài chính không nhỏ đối với các hãng hàng không cũng như với Nga, quốc gia thu phí bay quá cảnh hàng trăm triệu USD/năm.

Hàng không Việt Nam đã triển khai khẩn cấp các hoạt động phòng ngừa rủi ro như thực hiện việc chuyển tiền về Việt Nam để tránh rủi ro về tỷ giá, cấm vận, làm việc với các công ty bảo hiểm để xác định mức độ rủi ro của vấn đề bảo hiểm các tàu bay khi khai thác đến Nga hoặc qua Nga.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.