ẢNH HƯỞNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM NĂM 2021

ẢNH HƯỞNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM NĂM 2021

Từ cuối tháng 01/2020, đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn đất nước, gây tổn thất nghiêm trọng và nặng nề tới nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội, làm thay đổi đáng kể đời sống của con người. Những tác động này vẫn tiếp tục kéo dài đến năm 2021. Covid-19 đã giáng một đòn nặng nề vào khả năng sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thị trường logistics rơi vào tình trạng đóng băng, nhiều doanh nghiệp đã phải tuyên bố phá sản và đóng cửa. Do vậy, để duy trì hoạt động của ngành trong bối cảnh hiện nay, cần phải tổng kết và đánh giá được những ảnh hưởng đến dịch vụ Logistics và tìm ra giải pháp đồng bộ từ Chính phủ và doanh  nghiệp.

Đứt gãy, gián đoạn chuỗi logistics

Đối với thị trường vận chuyển nội địa, trong năm 2021 vừa qua, 2 thành phố lớn nhất là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cùng nhiều tỉnh thành trong cả nước đã buộc phải giãn cách xã hội, chuỗi cung ứng rơi vào nguy cơ đứt gãy đáng lo ngại. Phí nguyên vật liệu tăng cao, cấm di chuyển giữa các tỉnh thành và quốc tế.

Đối với thị trường vận chuyển quốc tế, vận chuyển đường biển bị đứt gãy trầm trọng, đặc biệt là mặt hàng nông sản Việt Nam. Tình trạng thiếu xe container cho hàng nông sản, việc vận chuyển quốc tế gặp nhiều vấn đề trắc trở và đứt gãy. Đứng trước khó khăn này, nhiều doanh nghiệp không dám nhận vận chuyển hàng nông sản.

Theo báo Hà Nội Mới, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam – Đào Trọng Khoa đánh giá: “Mặc dù chấp nhận giá cước vận tải đường biển tăng hơn 6 lần so với trước, nhưng doanh nghiệp logistics khó thuê được container, dẫn tới chậm trễ hoặc phải hủy đơn hàng xuất khẩu, phát sinh chi phí lưu kho, lưu bãi do các lô hàng bị ách tắc tại cảng.”.

LOGISTICS VIỆT NAM
Covid-19 làm đứt gãy, gián đoạn chuỗi cung ứng

Covid-19 làm đứt gãy, gián đoạn chuỗi cung ứng

Chi phí hàng hóa tăng cao

Việc cung ứng hàng hóa bị thiếu hụt đã tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế, cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng đều bị thiệt hại, đặc biệt là vấn đề chi phí, giá cả tăng cao bất hợp lý do điều kiện vận chuyển khó khăn. Những mặt hàng là sản phẩm thiết yếu cho sinh hoạt và y tế.

Nếu tình hình gián đoạn chuỗi cung ứng còn tiếp tục kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, đến dòng vốn FDI, giảm năng lực cạnh tranh và khả năng hội nhập kinh tế của Việt Nam.

Thiếu hụt nguồn nhân lực thị trường logistics

Những khó khăn trong việc tổ chức sản xuất, sắp xếp, bố trí nhân lực làm việc phải phù hợp với quy định giãn cách, đảm bảo an toàn, thực hiện đúng và đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch. Thực trạng thiếu hụt, đứt gãy nguồn lao động.

Ngoài những ảnh hưởng trên, doanh nghiệp dịch vụ logistics còn phải đối mặt với việc tiêm vaccine cho người lao động; di chuyển, giao dịch bị hạn chế, thu nhập giảm sút; chi phí phải xét nghiệm Covid-19 cho nhân viên tăng, nơi thừa, nơi thiếu lái xe,… Doanh thu và hoạt động giảm sút đáng kể.

 

LOGISTICS

Covid-19 gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực

Phụ phí xăng dầu tăng cao

Ngay khi vừa nới lỏng giãn cách xã hội, giá xăng dầu tăng cao làm các doanh nghiệp vận tải càng trở nên khó khăn. Đây được coi là cú sốc nặng nề đối với ngành logistics nói chung, khiến các doanh nghiệp trở tay không kịp.

Chi phí đầu vào phát sinh ngày càng tăng do phải áp dụng các biện pháp phòng chống dịch, do đó chi phí hàng hoá cũng bị đội giá thành lên cao. Doanh nghiệp không thể tăng giá cước nếu không muốn mất khách, chưa kể giá cước vận chuyển đã được ký kết trước đó.

Giải pháp nào cho ngành logistics Việt Nam trong bối cảnh Covid-19?

Về phía Chính phủ, để tháo gỡ khó khăn cho chuỗi cung ứng sản xuất, vận chuyển, Thủ tướng đã yêu cầu các Bộ, ngành liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khôi phục sản xuất, tái cơ cấu, đảm bảo lưu thông hàng hóa. Doanh nghiệp cùng UBND các tỉnh thành phối hợp, thống nhất các phương án sản xuất, lưu thông hàng hóa, tuy nhiên vẫn phải đáp ứng nguyên tắc về an toàn chống dịch.

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết giảm 30% thuế thu nhập năm 2020 cho doanh nghiệp có doanh thu dưới 200 tỷ đồng. Những chính sách này sẽ góp phần giải quyết phần nào khó khăn cho các doanh nghiệp dịch vụ trong sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, các loại thuế, phí, có những giải pháp hỗ trợ giảm chi phí vận tải như phí BOT, phí cầu đường, phí lưu giữ phương tiện, thuế nhiên liệu bay,…

Nhằm tháo gỡ những khó khăn trên, Chính phủ cũng cần bổ sung quy tắc vận tải an toàn, ưu tiên đối tượng tiêm phòng là lái xe, nhân viên tại cảng, kho, bãi, hải quan; hỗ trợ các thiết bị y tế để doanh nghiệp chủ động xét nghiệm rà soát nội bộ, tạo điều kiện trong các thủ tục cấp QR code, giấy phép đi đường. Bên cạnh đó, kiến nghị không áp dụng các chính sách làm tăng chi phí logistics.

Chính phủ cần kịp thời thông tin chính xác cho doanh nghiệp về tình hình diễn biến Covid-19 và những biện pháp đối phó với dịch bệnh. Cần phải xem xét giảm dịch vụ tại cảng, dịch vụ vận chuyển hàng hóa của các hãng vận tải biển để giảm chi phí lưu thông hàng hóa.

Về phía doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp logistics Việt Nam đã phải tái cơ cấu, cắt giảm lương, giờ làm của nhân viên, thu hẹp quy mô sản xuất, cắt giảm chi phí không cần thiết,… để ứng phó ứng tình hình dịch bệnh.

Đây là cơ hội để doanh nghiệp chú trọng nâng cao năng lực, trình độ của mình để bắt kịp với xu thế ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất kinh doanh. Nâng cao quy trình, công nghệ, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho nguồn nhân lực của mình.

Công nghệ tiên tiến, hiện đại nếu được ứng dụng vào ngành logistics, hứa hẹn sẽ mang tới nhiều thay đổi, gia tăng năng suất lao động, cải thiện chiến lược kinh doanh, nâng cao hiệu quả quản lý và củng cố hệ thống vận hành.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.