THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA VIỆT – TRUNG TĂNG CAO

Thương mại hàng hóa Việt – Trung đạt được nhiều kết quả tích cực, được dự báo khả năng tăng trưởng cao qua kênh đường sắt. 

Thương mại hàng hóa Việt - Trung qua kênh đường sắt tăng cao
Thương mại hàng hóa Việt – Trung qua kênh đường sắt tăng cao

Thực trạng thương mại hàng hóa Việt – Trung

Theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc tính đến hết tháng 11/2022 đạt 213,9 tỷ USD, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2021 (thấp hơn nhiều so với tăng trưởng 19,7% cả năm 2021). Với tốc độ tăng trưởng này, dự báo cả năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước tiếp tục vượt mức 230,9 tỷ USD.

Với ưu thế về địa hình, vị trí địa lý gần gũi, nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu từ Trung Quốc có sức cạnh tranh mạnh mẽ, góp phần tích cực vào tăng trưởng của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam.

Hiện nay, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu quan trọng đối với một số mặt hàng nông sản của Việt Nam (thị trường xuất khẩu lớn nhất đối với nhóm hàng rau quả, sắn và các sản phẩm từ sắn, cao su; thị trường xuất khẩu lớn thứ ba với nhóm hàng thủy sản, chỉ sau Mỹ, Nhật Bản).

Đồng thời, các cơ quan chức năng của Việt Nam đang thúc đẩy đàm phán với phía Trung Quốc mở cửa thị trường cho nhiều sản phẩm thế mạnh của Việt Nam, qua đó càng tạo điều kiện hơn cho hàng hóa, nhất là hàng nông thủy sản của Việt Nam thâm nhập thị trường này.

Thương mại hàng hóa Việt – Trung qua kênh đường sắt

Trong quý I/2022, số lượng hàng hóa được vận chuyển bằng đường sắt quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc tăng trưởng trên 30% so với cùng kỳ năm 2021.

Thông tin từ Công ty TNHH Tập đoàn Cục Đường sắt Nam Ninh (Trung Quốc) cho biết, trong quý I/2022, đã có tổng số 98 chuyến tàu liên vận quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc, vận chuyển lượng hàng hóa tương đương 2940 TEU (đơn vị đo khối lượng hàng hóa tương đương container tiêu chuẩn). Số lượng chuyến tàu và khối lượng hàng hóa vận chuyển lần lượt tăng 27,3% và 34,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Kênh liên vận quốc tế đã giúp nhiều doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh thương mại xuyên biên giới qua các cửa khẩu đường sắt.

Trong tổng số chuyến tàu vận chuyển hàng hóa giữa hai bên, có 57 chuyến tàu vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc đến Việt Nam, mức tăng trưởng cao tới 128%, với các mặt hàng xuất khẩu chính là máy móc, thiết bị, sản phẩm thiết bị,…

Thuận lợi thúc đẩy thương mại hàng hóa Việt – Trung

Năm 2022, thương mại hàng hóa Việt – Trung có sự tăng trưởng nhờ những thuận lợi sau:

Thứ nhất, hai nước tiếp tục tích cực phối hợp, trao đổi ở các cấp nhằm tạo thuận lợi cho việc thông quan hàng hóa đã tạo động lực cho hợp tác thương mại song phương.

Thứ hai, việc đi lại giữa các địa phương Trung Quốc cơ bản không gặp nhiều khó khăn như năm 2021, do đó, các hoạt động xúc tiến thương mại hai nước diễn ra thuận lợi hơn.

Thứ ba, các bộ, ngành của Trung Quốc như Tổng cục Hải quan Trung Quốc, Bộ Thương mại Trung Quốc và chính quyền hai tỉnh có chung đường biên giới với Việt Nam là Vân Nam và Quảng Tây  tiếp tục phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với tinh thần thiện chí để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động trao đổi hàng hóa của doanh nghiệp hai nước.

Thứ tư, Trung Quốc ban hành nhiều chính sách hỗ trợ ngoại thương, tạo điều kiện cho thuận lợi hóa thương mại theo hướng bền vững, liên tục tổ chức các chương trình tuyên truyền, thu hút đầu tư của địa phương với các hội nghị về các hiệp định tự do thương mại.

Dự báo quan hệ hợp tác thương mại hàng hóa Việt – Trung

Năm 2023, triển vọng kinh tế thế giới được dự báo tiếp tục ảm đạm, song việc Trung Quốc mở cửa cùng với những kết quả hợp tác kinh tế – thương mại giữa hai bên trong 11 tháng đầu năm 2022 góp phần nâng cao chất lượng hợp tác thương mại giauwx hai nước trong năm 2023.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.